Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Tiền lương của người lao động đối với thời gian báo trước và ngày phép chưa nghỉ

Người lao động (NLĐ) trong Cty tôi gửi đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động và báo trước 45 ngày. Trong các năm 2012 và 2013, NLĐ chưa nghỉ hết số phép năm. Vậy Cty tôi có phải trả lương cho NLĐ đối với những ngày báo trước và ngày phép chưa nghỉ hay không (Phạm Thị Tuyết).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:


Khoản 1 Điều 90 BLLĐ năm 2012 quy định: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31.12.2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương quy định: Tiền lương theo thời gian được trả cho NLĐ căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cụ thể như sau: a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở HĐLĐ; b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần; c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà DN, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày; d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại Điều 68 của BLLĐ.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Điều 114 BLLĐ quy định về thanh toán tiền lương những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ như sau: 1. NLĐ do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì ý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ. 2. NLĐ có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Căn cứ các quy định trên thì Cty bà có trách nhiệm thanh toán tiền lương, tiền công cho NLĐ đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp NLĐ chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì NLĐ được thanh toán tiền trên tổng những ngày chưa nghỉ trong năm.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Thủ tục tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân, muốn thuê người nước ngoài làm chuyên gia điều hành sản xuất tại doanh nghiệp. Xin luật sư tư vấn giúp: Doanh nghiệp phải thực hiện những thủ tục nào (Trần Anh).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 


Theo quy định tại Điều 3 và khoản 1 Điều 4 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại VN thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) được tuyển người nước ngoài để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động VN chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi trở lên; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia theo quy định; không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia, không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định pháp luật VN và pháp luật nước ngoài; có giấy phép lao động (GPLĐ) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN cấp, trừ các trường hợp không phải cấp GPLĐ theo quy định.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 34/2008/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 46/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Trước khi tuyển người nước ngoài ít nhất 30 (ba mươi) ngày, NSDLĐ phải thông báo nhu cầu tuyển người lao động VN vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài trên ít nhất 1 (một) số báo trung ương và ít nhất 1 (một) số báo địa phương bằng một trong các hình thức là báo viết, báo nói, báo hình hoặc báo điện tử về các nội dung: Số lượng người cần tuyển, vị trí công việc, trình độ chuyên môn, mức lương và các khoản thu nhập khác, điều kiện làm việc và một số nội dung khác nếu NSDLĐ yêu cầu. Trường hợp NSDLĐ tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm thì không cần phải tuân theo thủ tục này.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


NSDLĐ phải cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật VN có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài khi hồ sơ hợp lệ và phải làm thủ tục đề nghị cấp GPLĐ cho người nước ngoài vào làm việc tại VN. Khi được cấp GPLĐ, phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động VN; NSDLĐ có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp GPLĐ cho người nước ngoài đó.

Căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin ông đã cung cấp, công ty ông có thể tuyển dụng chuyên gia là người lao động nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động. Trình tự, thủ tục tuyển dụng được thực hiện theo các quy định đã trích dẫn ở trên.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Chế độ hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ

Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với một công ty từ ngày 1.5.2008. Vì lý do sức khỏe, tôi dự định xin nghỉ việc vào tháng 9.2013. Mức lương trên HĐLĐ là 3.500.000 đồng/tháng, tuy nhiên, lương thực nhận hằng tháng của tôi là 8.000.000 đồng/tháng. Đề nghị luật sư cho biết: Khi chấm dứt HĐLĐ, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính như thế nào? (Phạm Tuấn Vương).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:


Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) quy định: “1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.

Dựa vào quy định trên, đối chiếu với trường hợp của ông, đã làm việc thường xuyên theo HĐLĐ từ ngày 1.5.2008 đến tháng 9.2013 (5 năm), do đó, ông thuộc đối tượng người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ.
Mặc dù lương thực nhận hằng tháng của ông là 8.000.000 đồng/tháng, nhưng khi tính trợ cấp thôi việc, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ. Do đó, mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc của ông là mức tiền lương theo HĐLĐ hai bên đã ký kết, có nghĩa là 3.500.000 đồng/tháng.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông là tổng thời gian ông đã làm việc thực tế trong công ty trừ đi thời gian ông tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông được tính từ ngày 1.5.2008 đến ngày 1.1.2009 (thời điểm người lao động thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH), mà theo khoản 5 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ thì được làm tròn: Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành 1/2  năm; từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm. Do đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho ông sẽ được làm tròn là 1 năm.

Dựa theo cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 BLLĐ: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc  x 1/2. Như vậy, trợ cấp thôi việc của ông được tính là: 1  x  (3.500.000 x 1/2) = 1.750.000 đồng.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại

Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Hiện nay, ngoài mức lương cơ bản, doanh nghiệp tôi có trả thêm lương cho các công nhân sản xuất làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Xin luật sư tư vấn giúp: Việc xây dựng thang lương, bảng lương cho người lao động trong trường hợp này được quy định như thế nào (Nguyễn Mạnh Trinh).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 


Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về tiền lương quy định như sau: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

Tại điểm c, khoản 3 điều 7 quy định: Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó, mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
Như vậy, trong trường hợp của ông, việc xây dựng thang - bảng lương cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại được căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của doanh nghiệp và phải tuân theo các nguyên tắc như đã trích dẫn ở trên.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Gia hạn hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách

Tôi là cán bộ công đoàn chuyên trách nhiệm kỳ 2012-2014, hợp đồng lao động (HĐLĐ) của tôi sẽ hết hạn vào ngày 22.8.2013. Tôi hiện mang thai và dự sinh vào đầu tháng 8.2013. Thời điểm hết hạn HĐLĐ của tôi trùng với thời gian tôi nghỉ thai sản thì Công ty có quyền ra quyết định chấm dứt HĐLĐ không (Mỹ Hạnh).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 


Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ), hết hạn HĐLĐ là một trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ. Khoản 3 Điều 155 BLLĐ quy định “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với LĐ nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng LĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng LĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

Như vậy, pháp luật chỉ quy định người sử dụng LĐ  không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐ đối với lao động nữ vì lý do nghỉ thai sản, có nghĩa là trong trường hợp HĐLĐ vẫn đang có hiệu lực. Do đó, trong trường hợp HĐLĐ hết hạn, mà thời gian hết hạn HĐLĐ trùng với thời gian người LĐ nữ nghỉ thai sản, hai bên không thỏa thuận ký HĐLĐ mới  thì HĐLĐ đó đương nhiên chấm dứt  theo khoản 1 Điều 36 BLLĐ.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Tại khoản 6 Điều 192 BLLĐ: “Khi người LĐ  là cán bộ CĐ không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ CĐ mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ”. Đối chiếu với trường hợp của bà, HĐLĐ hết hạn vào ngày 22.8.2013, tuy nhiên nhiệm kỳ CĐ của bà tới năm 2014, do đó, HĐLĐ đã giao kết sẽ được gia hạn cho đến hết nhiệm kỳ cán bộ CĐ chuyên trách mà bà đảm nhiệm. Tuy nhiên, đây là việc gia hạn HĐLĐ cho đến thời hạn trên chứ không phải ký tiếp HĐLĐ mới. Việc gia hạn này không làm phát sinh thêm HĐLĐ mới mà chỉ bổ sung vào hợp đồng cũ về thời hạn hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 158 BLLĐ, bà sẽ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, trường hợp việc làm cũ không còn thì công ty có trách nhiệm bố trí cho bà làm công việc khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội


Tháng 5.2011, tôi ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng với Cty với mức lương thỏa thuận là 29.000.000 VND/tháng, tỉ lệ nộp BHXH, BHYT, BHTN là 8,5% mức lương. Tuy nhiên, sau đó, tôi được biết Cty chỉ đóng BHXH cho tôi theo mức lương 7.000.000­ VND/tháng, và không đóng BHTN. Khi được hỏi, Cty giải thích rằng vì quy mô Cty dưới 15 người nên không thể đóng BHTN. Đề nghị luật sư cho biết việc Cty đóng BHXH theo mức lương không đúng với thỏa thuận ghi trong HĐ và giải thích không đóng BHTN


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 


Theo điểm a khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (Luật BHXH) thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Khoản 2 Điều 94 Luật BHXH quy định về tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc nêu rõ: “Đối với NLĐ đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động”.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Theo Khoản 3 Phần C Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH   hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như sau: “Người lao động có mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi theo quy định trên”. Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH quy định: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên”.

Như vậy, căn cứ theo các quy định pháp luật trên, đối chiếu thông tin ông cung cấp, thì việc công ty đóng BHXH cho ông không theo mức lương đã thỏa thuận tại HĐLĐ, và giải thích rằng không đóng BHTN bởi vì quy mô công ty dưới 15 người là không đúng theo quy định của pháp  luật.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Tôi làm việc tại một ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 9.2010 theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 36 tháng và hiện đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Hiện nay, ngân hàng đang gặp khó khăn về kinh tế, muốn cắt giảm nhân sự nên đã đề nghị chấm dứt HĐLĐ với tôi và sẽ bồi thường cho tôi 3 tháng lương. Xin hỏi luật sư: HĐLĐ của tôi có thể bị chấm dứt không và trong trường hợp HĐLĐ chấm dứt thì tôi sẽ được hưởng chế độ gì (Nguyễn Thu Trang).


Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời: 


- Tại khoản 3, Điều 39 và khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động hiện hành quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được sa thải hay đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân chết, bị toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. Ngoài ra, tại khoản 3, Điều 36 BLLĐ quy định: HĐLĐ chấm dứt trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin mà bà cung cấp, bà là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, do đó, ngân hàng sẽ không được sa thải hay đơn phương chấm HĐLĐ đối với bà. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng thì pháp luật công nhận sự thỏa thuận đó và HĐLĐ sẽ chấm dứt.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sựthành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.

Theo các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 BLLĐ 2012 thì: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của người lao động.

Khi HĐLĐ chấm dứt trong trường hợp nói trên, nếu bà có đủ các điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 81 Luật BHXH 2006, bà sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Mức trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật BHVXH 2006.

Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.