Trường hợp người mẹ trẻ do không có điều kiện nuôi con nên để con vừa sinh ra tại nơi công cộng với mong muốn đứa trẻ sẽ được người khác mang về nuôi, nhưng không may đứa trẻ bị chết vì đói, rét thì có bị coi là phạm tội gì.
Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Người mẹ vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, như trường hợp anh (chị) nêu, phạm tội giết con mới đẻ.
Bộ luật Hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS), có quy định về tội giết con mới đẻ tại Điều 94 “Người mẹ … do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết…”.
Căn cứ theo quy định trên, người phạm tội đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác là con do chính mình sinh ra. Vì vậy, hành vi giết con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người, nhưng người phạm tội không bị chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 93 BLHS) mà chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ (Điều 94 BLHS).
Người phạm tội giết con mới đẻ có thể dưới dạng hành động (như đè gối lên mặt con làm ngạt thở, vứt bỏ ngoài đường…), hoặc thể hiện dưới dạng không hành động (như bỏ đói con cho đến chết, không cho trẻ ăn, không cho bú…) dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Tuy nhiên, tội phạm này có các dấu hiệu đặc biệt:
Một là, người thực hiện hành vi phạm tội chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như khiếp sợ trước dư luận chê bai do mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa…), hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như đứa trẻ sinh ra có dị dạng…), hoặc giết con vì mê tín (như cho người khác là có ma chài…).
Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.
Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con, là đứa trẻ mới sinh ra trong 07 ngày trở lại (theo Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29.11.1986 của HĐTP TANDTC). Nghĩa là, họ còn đang trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con. Nếu người mẹ của giết đứa trẻ từ 8 ngày tuổi trở lên, thì không bị xử lý về tội này mà bị xử lý về tội giết người.Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Đối với trường hợp vứt bỏ con dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết là cố ý gián tiếp, nghĩa là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của người con (đứa trẻ bị chết vì đói và rét do không không được người khác phát hiện kịp thời), nhưng vì trốn tránh trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ, nên vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra.
Hành vi giết con mới đẻ đã xâm phạm đến quyền được sống, quyền được bảo vệ, tôn trọng về tính mạng của người con được pháp luật hình sự bảo vệ.
Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu gây hậu quả không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
Giết con mới đẻ bị coi là tội phạm ít nghiêm trọng. Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà NộiTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét