Tội rửa tiền - những vướng mắc, bất cập và kiến nghị hoàn thiện khái niệm
Việc sửa đổi, bổ sung “Tội rửa tiền” quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự (BLHS) từ “Tội hợp pháp hóa tiền tệ, tài sản do phạm tội mà có” theo Điều 251 BLHS 1999, nhằm nội luật hóa tương thích với Công ước của Liên Hợp quốc về phòng, chống rửa tiền (Công ước Palermo năm 2000) mà Việt Nam là quốc gia thành viên, tạo cơ sở pháp lý đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm này ở nước ta, đồng thời góp phần tích cực cho quan hệ hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
“1.Nguời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp của tiền, tài sản đó;
b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
e) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
f) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn;
g) Thu lợi bất chính lớn;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Nguời phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
(Tội rửa tiền được quy định tại Điều 251 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
Điều 251 BLHS (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tuy không mô tả cụ thể hành vi rửa tiền, nhưng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền có quy định:“Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây: Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, ngụy trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có”. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về rửa tiền như sau: Rửa tiền là làm cho tiền hoặc tài sản bất hợp pháp thành tài sản hợp pháp bằng cách thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác; sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác; che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền hoặc tài sản, cũng như thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.[1]
Về các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tội phạm này:
- Khách thể của tội phạm, hành vi rửa tiền được xếp trong nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có. Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, các loại tài sản do phạm tội mà có với bất kể loại tội gì mà người đó hoặc người khác đã thực hiện mang lại số tiền và tài sản bất hợp pháp.
- Mặt khách quan của tội phạm, người phạm tội có một trong các hành vi sau:
+ Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;
+ Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
+ Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
+ Thực hiện một trong ba hành vi quy định nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.
- Mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó. Động cơ phạm tội rất nhiều (do nể nang, vụ lợi,…), mục đích của người phạm tội nhằm hợp pháp hóa tiền, tài sản và là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, việc người phạm tội có đạt được mục đích hay không còn phụ thuộc vào phương thức, thủ đoạn mà họ thực hiện. Nếu người phạm tội đã có hành vi nhưng chưa thực hiện được mục đích phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
- Chủ thể của tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội là bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định tại Điều 12 BLHS, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Để kết luận một nguời có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải căn cứ quy định tại Điều 13 BLHS, theo quy định tại Điều luật này, những người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự là: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm trong xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình". Như vậy, người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền là người có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm và có khả năng điều khiển hành vi của mình.
Nhận xét chung
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về phòng, chống rửa tiền. Nội dung của Nghị định này đã được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 ngày 19/06/2009 nâng lên thành và thay tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có thành tội rửa tiền. Tội rửa tiền là tội phạm mới được quy định trong BLHS, nhưng so với “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có” quy định tại Điều 251 BLHS năm 1999, “Tội rửa tiền” có một số điểm mới sau:
Một là, liệt kê rõ những hành vi nào là phạm tội rửa tiền, trong cấu thành cơ bản của tội phạm rửa tiền được nhà làm luật cụ thể hoá thành các hành vi phạm tội cụ thể và chi tiết, có nội dung đầy đủ hơn. Mặt khác, cấu thành tội phạm cơ bản đã quy định phạm vi rộng hơn so với quy định trong cấu thành cơ bản của tội phạm hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có. Một số hành vi như: “Sử dụng tiền, tài sản mà biết rõ là có được do chuyển nhuợng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có” được coi là phạm tội rửa tiền, mà trước đây những hành vi này không được quy định trong “Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có”.
Hai là, với lần sửa đổi này nhà làm luật xác định rõ đối tượng là tiền, tài sản do chính người phạm tội mà có hoặc do người khác phạm tội mà có.
Ba là, tại khoản 2 Điều 251 BLHS (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có bổ sung một số tình tiết tăng nặng, như: Có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Khoản 3 quy định các trường hợp: Tiền, tài sản có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn; thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà NộiTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét