Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Thế nào bị coi là phạm tội bức tử?

Vừa qua, báo chí có thông tin trường hợp một học sinh bức xúc vì bị giáo viên mắng trước mặt các bạn học nên đã dùng dao tự tử. Trường hợp này người giáo viên có bị coi là phạm tội bức tử không?


Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:


Tại Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về hành vi bức tử người khác bị coi là tội phạm là trường hợp: “…đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát…”.

Theo quy định trên, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát gồm:

- Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét… Ví dụ: chồng thường xuyên đánh vợ.

- Thường xuyên ức hiếp: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân;

- Thường xuyên ngược đãi nạn nhân: Là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình trái với luân lí, đạo đức;

- Làm nhục nạn nhân: Là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Ví dụ như trường hợp giáo viên vì lỗi nhỏ của học sinh đã cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh ở mức rất nghiêm trọng đến mức người này tự sát… Tuy nhiên, để kết luận giáo viên có phạm tội bức tử không như trường hợp anh (chị) nêu, cần đánh giá có hành vi làm nhục nạn nhân hay không và có tới mức độ “tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân” hay không.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Do bị đối xử tàn ác hay do bị ức hiếp hay do bị ngược đãi hay do bị làm nhục mà nạn nhân đã có hành vi tự tử (tự tước đoạt tính mạng của mình). Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bức tử nếu hành vi của người phạm tội đã gây ra hậu quả nạn nhân xử sự tự sát. Điều luật này chỉ đòi hỏi hành vi phạm tội đã dẫn đến xử sự tự sát, chứ không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp (người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra) hoặc là lỗi vô ý (đối với hậu quả tự sát). Trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tự tin rằng việc đó sẽ không xảy ra. Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân xử sự tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người với thủ đoạn đặc biệt.

Người phạm tội thông thường có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân như lệ thuộc về kinh tế bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng… Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc.

Người phạm tội có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trường hợp làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét