Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

(Lao động) - Tôi và vợ cũ có một con chung 04 tuổi. Sau khi ly hôn, con tôi về sống với mẹ. Gần đây, vợ cũ của tôi không cho tôi gặp con, mặc dù tôi vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Đề nghị được tư vấn, pháp luật cho phép vợ cũ được hạn chế việc thăm con của tôi không. Vì muốn gần con và có điều kiện chăm sóc cháu tốt hơn, tôi xin trực tiếp nuôi con có được không (Xuân Trường, Vinh).


Luật sư Nguyễn Văn Sinh - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:


1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ), tại Điều 92 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.
Điều 94 Luật HN&GĐ quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.  Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên là quyền và đồng thời là nghĩa vụ của cha, mẹ đứa trẻ, không ai được cản trở việc thực hiện quyền này. Luật chỉ quy định duy nhất một trường hợp hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con, khi người trực triếp nuôi con cho rằng việc thăm nom con của người kia ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ. Tuy nhiên, họ không được tự mình thực hiện mà phải yêu cầu yêu cầu Toà án ra quyết định.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.

2. Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, được quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên”.
Căn cứ các quy định trên, anh có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ có quyết định trên cơ sở các căn cứ do anh cung cấp hoặc/và Tòa án thu thập được, chứng minh rằng quyền lợi của đứa trẻ đã bị ảnh hưởng, bao gồm cả hành vi cản trở bố thăm nom con.

Theo Báo Lao động, ngày 01.09.2011.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét