Thế nào bị coi là phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Đề nghị luật sư tư vấn, trường hợp nào là phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng?
Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:
Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS): Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi không cứu giúp người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà họ thấy và có điều kiện cứu giúp dẫn đến người đó chết.Tội phạm xâm phạm tính mạng của người đang ở trong tình trạng nguy hiểm.
Người phạm tội có hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm. Hành vi không cứu giúp người khác là hành vi được thực hiện dưới dạng không hành động. Để mặc hậu quả chết người có thể xảy ra. Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm có nghĩa là tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Sự nguy hiểm này có thể do tai nạn bất ngờ hoặc có thể do rủi ro khác. Người phạm tội là người có đủ điều kiện để cứu giúp, ngặn chặn sự hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng không cứu giúp.
Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.
Ví dụ: A và B rủ nhau trốn gia đình đi chơi bằng xe máy của bố A, A điều khiển xe máy, B ngồi sau xe. A đi với tốc độ nhanh và đâm vào cột điện, A bị thương nặng chảy nhiều máu và bất tỉnh tại chỗ, B bị thương nhẹ hơn nhưng vì lo sợ và hoảng loạn nên B đã bỏ mặc A ở lại và tìm đường về nhà. Do A bị thương nặng, không được cấp cứu kịp thời nên đã tử vong.Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể ngăn chặn được hậu quả chết người nếu được cứu giúp. Nhưng người phạm tội không cứu giúp người khác.
Người phạm tội là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên)
Người phạm tội này có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm trong trường hợp có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết. Trường hợp người phạm tội là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp người phạm tội nhưng không cứu giúp thì có thể bị phạt tù từ một năm đến năm năm nếu. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà NộiTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét