Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Khi nào bị coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ?

Đề nghị luật sư tư vấn, theo pháp luật hình sự trường hợp nào bị coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, trách nhiệm của người thi hành công vụ trong trường hợp này thế nào?


Luật gia Nguyễn Thị Phương Anh - trả lời:


Làm chết người trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 97 BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS), là trường hợp: “Người … trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép…”.

Hành vi làm chết người trong khi thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực (súng bắn, dao đâm, dùng dùi cui quật…) ngoài những trường hợp pháp luật cho phép. Thông thường hành vi đó là hành vi sử dụng vũ khí ngoài trường hợp pháp luật cho phép. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP của HĐTP TANDTC ngày 29.11.1986, thì: “Vũ khí quy định ở điều luật là súng đạn các loại (súng quân dụng súng thể thao quốc phòng) được giao cho người có quyền sử dụng”, nhưng cũng có thể là các vũ khí khác như dao, gậy, đòn gánh…

Nghị định số 94/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 02.7.1984 hướng dẫn: Trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, người được giao sử dụng vũ khí chỉ được nổ súng vào các đối tượng nói dưới đây, khi đã có lệnh hoặc bắn cảnh cáo mà đối tượng không tuân lệnh, trừ trường hợp đặc biệt cấp bách không có biện pháp nào khác để ngăn chặn ngay đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng hoặc để thực hiện quyền tự vệ chính đáng theo luật định”: 1- Những kẻ đang dùng vũ lực gây bạo loạn, đang phá hoại, đang hành hung cán bộ, chiến sĩ bảo vệ, đang tấn công đối tượng hoặc mục tiêu bảo vệ;  2- Những kẻ đang phá trại giam, cướp phạm nhân; những phạm nhân đang nổi loạn, cướp vũ khí, phá trại giam, hoặc dùng vũ lực uy hiếp tính mạng cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải tội phạm; những kẻ phạm tội nguy hiểm đang bị giam giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang có lệnh bắt giữ mà chạy trốn; 3- Những kẻ không tuân lệnh của cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành nhiệm vụ tuần tra, canh gác, khám, lại dùng vũ lực chống lại, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng cán bộ thừa hành nhiệm vụ hoặc tính mạng của nhân dân; 4- Bọn lưu manh, côn đồ đang giết người, hiếp dâm, gây rối trật tự rất nghiêm trọng; đang dùng vũ lực cướp phá tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân; 5- Người điều khiển phương tiện không tuân lệnh, cố tình chạy trốn, khi người kiểm soát phương tiện giao thông vận tải ra lệnh và đã biết rõ trên phương tiện đó có vũ khí hoặc tài liệu phản động, có tài liệu bí mật quốc gia, có tài sản đặc biệt quý giá của Nhà nước; hoặc có bọn phạm tội, có bọn lưu manh, côn đồ đang sử dụng phương tiện để chạy trốn thì được phép bắn hỏng phương tiện để bắt giữ đối tượng.

Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.


Ngoài những trường hợp pháp luật quy định nêu trên mà người đang thi hành công vụ dùng vũ lực đối với người phạm tội, gây ra hậu quả chết người thì bị coi là phạm tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

Tội phạm đã xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác.

Người phạm tội là người đang thi hành công vụ. Nghị quyết số 04/HĐTP của HĐTP TANDTC ngày 29.11.1986 có hướng dẫn: “Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, nếu công dân vì lợi ích chung của xã hội mà đã sử dụng một thứ công cụ gì đó (như: dao, gậy, đòn gánh…) để giúp sức người thi hành công vụ ngăn chặn hoặc đuổi bắt người phạm tội, do đó, xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác thì cũng được coi là phạm tội…”.

Người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trường hợp phạm tội làm chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét