Điều kiện về mức phạt tù “không quá 3 năm tù” không có nghĩa là tất cả những người bị tòa tuyên phạt 3 năm tù trở xuống đều có thể cho hưởng án treo. Đây mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ,..
Luật gia Vũ Thúy Hường - Công ty Luật TNHH Everest
Điều kiện về mức phạt tù khi áp dụng án treoKhoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.Có thể thấy, điều kiện về mức phạt tù là điều kiện đầu tiên, là điều kiện cần thiết để tòa án xem xét khi cho hưởng án treo và một hình phạt đúng là một hình phạt thể hiện được sự tương ứng giữa sự lên án, sự trừng trị của nhà nước với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, điều kiện về mức phạt tù “không quá 3 năm tù” không có nghĩa là tất cả những người bị tòa tuyên phạt 3 năm tù trở xuống đều có thể cho hưởng án treo. Đây mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là đủ.
Nhân thân người phạm tội là một căn cứ quan trọng trong khi xác định trách nhiệm hình sự và có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội không chỉ thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội đã thực hiện, mà còn biểu hiện ở chỗ trong những điều kiện nhất định, người phạm tội có tiếp tục thực hiện tội phạm nữa không. Xuất phát từ góc độ này, vấn đề nhân thân người phạm tội được coi là một điều kiện để xem xét cho hưởng án treo.
Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội là một căn cứ rất quan trọng để xem xét quyết định hình phạt, song phải đặt hành vi phạm tội trong một hoàn cảnh cụ thể, một thời gian cụ thể và trong những điều kiện nhất định mới cho phép xác định được đúng tính chất nguy hiểm này. Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội được xác định bằng tính chất nguy hiểm và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP, quy định điều kiện về mức phạt tù để cho hưởng án treo là “không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng”.
Tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội là đặc tính về chất của tội phạm cho phép phân biệt tội phạm ở nhóm này với tội phạm ở nhóm khác trong Bộ luật hình sự.
Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là đặc tính về lượng của tội phạm cho phép phân biệt mức độ nguy hiểm giữa tội này với tội khác trong cùng một nhóm, hoặc cùng một tội song ở các trường hợp phạm tội khác nhau. Trong thực tiễn cũng như lý luận thì đánh giá và xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cần phải dựa trên các dấu hiệu sau:
Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.
- Hậu quả của tội phạm cũng là một căn cứ để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, biểu hiện là sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, chỉ coi là hậu quả của tội phạm khi đó là những thiệt hại thực tế xảy ra hoặc có khả năng thực tế xảy ra. Hậu quả sẽ nói lên tính chất nguy hiểm rất lớn nếu như hậu quả này là sự thiệt hại của các quan hệ xã hội có tầm quan trọng bậc nhất – sự toàn vẹn lãnh thổ, sự vững mạnh của chính quyền… tính mạng, sức khỏe con người, được gây ra và là kết quả của chính hành vi phạm tội xâm hại vào các quan hệ xã hội này. Mức độ nguy hiểm còn thể hiện ở mức độ của sự thiệt hại (trong trường hợp gây thiệt hại cho con người từ 61% trở lên thì cũng là thể hiện mức độ nguy hiểm cao hơn so với thiệt hại 11%. Việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trên dấu hiệu hậu quả của tội phạm, còn phải xác định cả những thiệt hại phi vật chất. Ví dụ, hành vi cướp của giết người, ngoài những thiệt hại về tính mạng, tài sản của nạn nhân còn phải tính đến cả những thiệt hại như sự ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an của địa phương, tâm lý hoang mang trong nhân dân…
- Các giai đoạn thực hiện tội phạm cũng là một trong những dấu hiệu để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, kẻ phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, song nó đã thực hiện những hành vi đi liền trước và chính nhờ những hành vi đi liền trước này (hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiên phạm tội…) mà hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm được thực hiện dễ dàng hơn, và cũng chính vì vậy những hành vi thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội đã ít nhiều thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội. Song không phải mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà nó phụ thuộc vào tội chuẩn bị thực hiện là tội phạm nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Điều 17 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.” Còn ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành thì kẻ phạm tội đã thực hiện được một, một số hoặc tất cả các hành vi mà kẻ phạm tội cho là cần thiết song kẻ phạm tội không thực hiện được đến cùng là vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn. Còn trong trường hợp tội phạm hoàn thành thì kẻ phạm tội đã thực hiện được tất cả các hành vi thuộc mặt khách quan không phụ thuộc vào việc đã đạt được mục đích hay chưa. Tuy nhiên, với mỗi loại cấu thành tội phạm thì có một thời điểm để xác định tội phạm hoàn thành riêng. Cụ thể như trường hợp tội có cấu thành vật chất thì phải xảy ra hậu quả mới được coi là tội phạm đã hoàn thành, song với tội có cấu thành hình thức thì chỉ cần có hành vi thuộc mặt khách quan được thực hiện (có thể là một hành vi hoặc hai hành vi) không cần có hậu quả xảy ra, là tội phạm đã hoàn thành. Như vậy, với các giai đoạn thực hiện tội phạm thì đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của các trường hợp này cần phải nắm vững bản chất của từng vấn đề, rõ ràng trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc tội phạm hoàn thành thì sẽ thể hiện tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội lớn hơn so với những hành vi thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội… Một điều cần lưu ý là các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Hình thức và mức độ lỗi cũng là những dấu hiệu cần thiết phải được xem xét, đánh giá để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội chỉ bị coi là hành vi nguy hiểm khi người thực hiện hành vi này có lỗi, bởi vì lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Việc đánh giá thái độ tâm lý được dựa trên hai yếu tố lý trí và ý chí:
Yếu tố lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách quan và yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức. Mọi hành vi có ý thức của con người nhất thiết phải có hai yếu tố này. Vì vậy, một hành vi bị coi là có lỗi nghĩa là quá trình lý trí và ý trí có những đặc điểm phản ánh rằng: chủ thể đã tự lựa chọn và quyết định hành vi xử sự trái với lợi ích xã hội trong khi có đủ điều kiện để quyết định lựa chọn một xử sự khác phù hợp hơn.
Tại lỗi cố ý trong hành vi phạm tội thể hiện mức độ nguy hiểm hơn so với lỗi vô ý trong hành vi phạm tội. Một người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý thì dù có thể hậu quả chưa xảy ra đã đủ cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi vô ý thì dứt khoát phải có hậu quả xảy ra mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108 Bộ luật hình sự 1999) thì thiệt hại ở đây phải từ 31% sức khỏe trở lên mới tính đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn nếu chưa đến thì xử lý bằng biện pháp khác.
Bên cạnh việc xem xét hình thức lỗi thì xem xét mức độ lỗi cũng sẽ giúp cho việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đánh giá mức độ lỗi là đánh giá thái độ tâm lý của con người – sự thiếu thận trọng, sự cẩu thả trong khi thực hiện hành vi, thái độ coi thường pháp luật, coi thường tính mạng người khác. Một người phạm tội liên tục hoặc thể hiện sự cố ý phạm tội đến cùng thì cũng có nghĩa thể hiện một mức độ lỗi cố ý rất nghiêm trọng.
Trong trường hợp đồng phạm thì việc đánh giá mức độ lỗi dựa trên nguyên tắc đánh giá chung về hành vi của từng người, hành vi của cả nhóm…, sự liên kết và mức độ thực hiện hành vi của cá nhân và cả nhóm, đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự.
- Hình thức phạm tội là một căn cứ nữa cần phải được xem xét đánh giá trong quá trình xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đó. Việc phạm tội chỉ do một người thực hiện hay là dưới hình thức đồng phạm (hoặc phạm tội có tổ chức) và một điều tất yếu là việc phạm tội có tổ chức thì tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm sẽ rất lớn so với trường hợp phạm tội một người. Bởi vì trong quá trình phạm tội chúng dựa vào nhau, củng cố cho nhau về mặt tinh thần, tự tin hơn đồng thời trước đó chúng đã có sự bàn bạc, tính toán việc phạm tội, bổ sung những thiếu sót cho nhau… Và vì vậy việc phạm tội sẽ rất nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn…, thiệt hại xảy ra chắc chắn là lớn hơn. Chính vì vậy, luật hình sự nước ta trừng trị nghiêm khắc kẻ chủ mưu, cầm đầu trong hình thức phạm tội có tổ chức.
- Một loạt các dấu hiệu như: thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, hoàn cảnh, động cơ, mục đích của việc thực hiện tội phạm…, cần xem xét khi đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Các dấu hiệu này không phải là bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm, song sự hiện diện của nó trong các trường hợp phạm tội cụ thể và trong một số tội việc xuất hiện một vài dấu hiệu này (mục đích, địa điểm, động cơ thực hiện tội phạm…) là bắt buộc, có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ví dụ: Một người phá hoại đường dây điện thoại của nhà nước qua đó đạt mục đích chống chính quyền nhân dân thì rõ ràng mục đích của việc phạm tội trong trường hợp này, thể hiện mức độ nguy hiểm rất lớn so với trường hợp vì không có sự hiểu biết mà lấy trộm dây điện thoại về làm dây phơi quần áo và lẽ đương nhiên hai trường hợp này sẽ thuộc vào hai tội khác nhau. Kẻ phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì động cơ phạm tội biểu hiện tính chất và mức độ nguy hiểm không lớn lắm so với trường hợp giết người vì động cơ đê hèn…
Như vậy, khi quyết định một hình phạt Tòa án sẽ đánh giá, xem xét, cân nhắc kỹ từng chi tiết trong mối quan hệ tác động lẫn nhau từ đó mới đi đến một quyết định áp dụng hay không việc cho hưởng án treo.
Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn rõ: "Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo".
Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà NộiTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét