Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với một công ty từ ngày 1.5.2008. Vì lý do sức khỏe, tôi dự định xin nghỉ việc vào tháng 9.2013. Mức lương trên HĐLĐ là 3.500.000 đồng/tháng, tuy nhiên, lương thực nhận hằng tháng của tôi là 8.000.000 đồng/tháng. Đề nghị luật sư cho biết: Khi chấm dứt HĐLĐ, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính như thế nào? (Phạm Tuấn Vương).
Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:
Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012 (BLLĐ) quy định: “1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Dựa vào quy định trên, đối chiếu với trường hợp của ông, đã làm việc thường xuyên theo HĐLĐ từ ngày 1.5.2008 đến tháng 9.2013 (5 năm), do đó, ông thuộc đối tượng người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ.
Mặc dù lương thực nhận hằng tháng của ông là 8.000.000 đồng/tháng, nhưng khi tính trợ cấp thôi việc, tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ. Do đó, mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc của ông là mức tiền lương theo HĐLĐ hai bên đã ký kết, có nghĩa là 3.500.000 đồng/tháng.
Các Luật sư, chuyên gia Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật về hình sự, thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện; dịch vụ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông là tổng thời gian ông đã làm việc thực tế trong công ty trừ đi thời gian ông tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của ông được tính từ ngày 1.5.2008 đến ngày 1.1.2009 (thời điểm người lao động thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH), mà theo khoản 5 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ thì được làm tròn: Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành 1/2 năm; từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm. Do đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho ông sẽ được làm tròn là 1 năm.
Dựa theo cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 48 BLLĐ: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2. Như vậy, trợ cấp thôi việc của ông được tính là: 1 x (3.500.000 x 1/2) = 1.750.000 đồng.
Khuyến nghị:
Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Để có thông tin chính xác cho tình huống cụ thể, Quý vị nên tìm đến sự hỗ trợ của các luật sư, luật gia và tổ chức chuyên nghiệp.
Để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện, Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900 6218 để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà NộiTổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6218 - Hotline: 0936.949.998 (Luật sư Nguyễn Minh Hải)
E-mail: minhpham.everest@gmail.com, Hoặc: info@luatviet.net.vn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét